Thuật ngữ thường dùng trong Digital marketing, SEO, quảng cáo Google, Faecbook

Danh sách thuật ngữ tiếng Anh thường dùng trong ngành Digital Marketing (Google Ads, Facebook Ads, SEO, Email…) mà người làm trong ngành marketing phải biết. Học qua thuật ngữ là một trong cách cách học hiệu quả nhất. Lượng thuật ngữ trong ngành Digital marketing có đến vài trăm loại, trong bài viết này mình tóm lược khoảng 60 thuật ngữ quan trọng và thường dùng nhất. Từ chính trong các thuật ngữ này sẽ có các thuật ngữ liên quan, bạn có thể học hiểu qua các thuật ngữ này.

Cách tra cứu nhanh thuật ngữ nhanh

Khi bạn cần tìm hiểu thuật ngữ nào, hãy nhấn Ctrl + F sau đó gõ một vài chữ mà bạn nghĩ có trong thuật ngữ đó rồi nhấn ENTER và di chuyển đến đoạn hoặc các đoạn văn bản được bôi vàng có chứ nội dung cần tìm.

1. A/B Testing (hoặc Thử nghiệm phân tách)

Là phương thức so sánh hiệu quả khi triển khai các cặp ý tưởng hoặc các cặp phương án nào đó thử nghiệm với nhau để xem phương án nào mang lại hiệu quả tốt nhất. Thường thấy được áp dụng trong các chiến dịch quảng cáo đánh giá xem content, landingpage, phiên bản website…

Sự khác biệt giữa chúng có thể rất nhỏ như: vị trí các nút bấm, hoặc màu các nút bấm…hoặc lớn hơn như đánh giá toàn trang với nhau. Ví dụ trong mảng đồng phục, mình có sử dụng 2 trang đích khác nhau https://wego.net.vn/sale/ và https://wego.net.vn/ao-phong-dong-phuc/ để xem cách tổ chức bố cục nào mang lại hiệu quả cao trong quảng cáo Google Ads. Lý do chính để tiến hành thử nghiệm A / B là để biết phiên bản nào — của trang đích, CTA, v.v. — mang lại chuyển đổi hoặc giá trị cao hơn.

2. Ad Network – Advertising Network

Chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và giúp nhà quảng cáo – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều website khác nhau. Google là những ad networks lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như: Eclick của FPT, Ambient, Admarket của Admicro…

3. Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)

Affiliate marketing thường gắp liền với hoạt động kiếm tiền online (MMO – Make money online) qua các sàn trung gian. Ở Việt Nam hiện có một số nền tảng Affiliate nổi tiếng như AccessTrade, Masofer. Affiliate Marketing sẽ bao gồm nhà phân phối (Publishers) và Nhà cung cấp (Advertisers). Hoa hồng cho các Publishers giao động từ 3% – 50% tùy loại sản phẩm.

4. Anchor text là gì?

Anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị liên kết trong trang web của bạn (cùng trên một tên miền) hoặc link sang website khác. Nói một cách khác, chính là đoạn nội dung cụ thể mà người dùng nhấp vào. Trên hầu hết các trang web, văn bản này thường là màu xanh đậm, khi dê chuột vào anchor text đó hình mũi tên sẽ đổi thành có ngón tay, hoặc tím nếu bạn đã truy cập vào liên kết trong quá khứ. Anchor text giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được trang đến nói về những gì: nó mô tả những gì bạn sẽ thấy nếu bạn nhấp chuột vào. Anchor text thường có màu xanh, được bôi đậm. Nói chung là khác màu với văn bản thường. Ví dụ đoạn văn bản mình gạch chân màu cam ở dưới là 1 anchor text.

Ví dụ về anchor text

5. Article là gì?

Article là một bài viết đơn lẻ trên một blog hoặc website. Ví dụ bạn đang đọc bài viết của tôi về “Thuật ngữ thường dùng trong Digital marketing, SEO, quảng cáo Google, Faecbook” thì đây gọi là 1 article. Article có ý nghĩa tương tự với thuật ngữ Title

6. Author là gì?

Author là tên tác giả, người viết ra bài viết (article) này. Trên web, mỗi tác giả có thể có link profile lưu các bài viết của tác giả đó. Ví dụ link profile của mình trên website Mecom.vn tại đây: https://mecomdo.com/author/vietnv/

7. Advertiser

Chỉ những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo (Advertiser thường đi đôi với Publisher)

8. Analytics là gì?

Analytics – thường đi với thuật ngữ Google Analytics: Là công cụ miễn phí của Google cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.

9. Authority page là gì?

Authority page là một trang web được các công cụ tìm kiếm xác nhận có độ tin cậy cao hơn so với các trang khác cùng chủ đề. Inbound links là một yếu tố quan trọng góp phần tăng độ tin cậy

của trang.

10. Backlinks là gì?

Xem inbound links.

11. Blogger là gì?

Người viết bài cho blog được gọi là một blogger, và hành động viết blog được biết đến với tên là blogging. Thuật ngữ blogger thường được gắn liền với một website trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Ví dụ người ta hay gọi là Blooger du lịch Nguyễn Văn A, Blooger tài chính Nguyễn Văn B…Bạn có thể đầu tư thiết kế website để viết blog hoặc có thể sử dụng các nền tảng miễn phí để lập blog riêng của mình. Google có một nền tảng cho mọi viết viết blog miễn phí có tên là Blogger.com

12. Bookmark là gì?

Bookmark là một chức năng để bạn lưu một liên kết đến một trang web vào trình duyệt web hay trong máy tính của bạn để sau này tham khảo. Cách để “bookmark” các đường link, các bài viết hay nhanh là bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl D. Người làm marketing thường có thói quen lưu nhanh những nội dung hay để nghiên cứu sau.

13. Bounce rate là gì?

Thuật ngữ Bounce rate thường là chỉ số thường dùng trong Google Analytics, đây là thuật ngữ để chỉ một lượng khách truy cập đã đăng nhập và thoát khỏi một trang web sau khi xem hết trang đó trên website. Tùy vào từng công cụ phân tích web, bounce rate còn có thể định nghĩa là một lượt truy cập trong một khoảng thời gian rất ngắn – 10s hoặc ít hơn. Ví dụ nếu có 100 người truy cập website của bạn, trong 10 giây đầu có 30 người thoát khỏi web của bạn thì bounce rate của bạn là 30%. Bounce rate 30% là con số không tốt. Chỉ số này càng thấp chứng tỏ website của bạn càng chất lượng.

14. Category là gì?

Category có nghĩa là chuyên mục, danh mục hay thể loại. Category và tags thường được sử dụng đồng nghĩa nhưng quy mô của Category lớn hơn so với tag (thường để nhóm một chủ đề, sự vật, hiện tượng nhỏ)

15. CMS là gì?

CMS là viết tắt của Hệ thống quản trị nội dung (Content Management System) của một website. Nó là một chương trình phần mềm cho phép bạn thêm nội dung vào một trang web dễ dàng hơn. Ví dụ như Joomla, WordPress…CMS thường dùng trong lĩnh vực báo chí hoặc các website được xây dựng trên các nền tảng như WordPress, Blogger…

16. Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm số người thực hiện hành động mong muốn trên trang web hoặc quảng cáo trên mạng xã hội của bạn.

Tỷ lệ chuyển đổi không chỉ có nghĩa là chuyển đổi những người không phải là khách hàng thành khách hàng. Nó cũng có thể bao gồm việc chuyển đổi khách truy cập trang web thành khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn tiếp thị (MQL) thành khách hàng tiềm năng đủ điều kiện bán hàng (SQL).

Ví dụ: Bạn có một quảng cáo Facebook đang chạy cho hội thảo trên web sắp tới và 10.000 người xem quảng cáo đó nhưng chỉ có 1.300 người đăng ký hội thảo trên web. Quảng cáo dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi là 13%.

17. Connected marketing là gì?

Connected marketing là cách quảng bá cho bản thân hoặc tổ chức bằng cách tham gia vào các hệ thống web. VD: viết bài đăng trên diễn đàn hay để lại bình luận trên các blog của người khác,

hoặc các mối quan hệ được thiết lập thông qua mạng xã hội hay email.

18. Conversion path là gì?

Conversion path hay còn gọi là lộ trình chuyển đổi. Thuật ngữ chỉ các trang khách truy cập đã xem qua từ khi đăng nhập vào một trang web đến khi hoàn tất chuyển đổi.

Đường dẫn chuyển đổi là một chuỗi các sự kiện được thiết lập để di chuyển khách truy cập trang web hoặc xã hội xuống một đường dẫn chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng.

Đường dẫn chuyển đổi trên một trang web bao gồm lời kêu gọi hành động > trang đích với biểu mẫu đăng ký > trang cảm ơn > email cảm ơn.

Trong một đường dẫn chuyển đổi, một điều gì đó được hứa với khách truy cập để đổi lại thông tin liên hệ của họ. Đây có thể là ebook, tư vấn, sách trắng, v.v. Lead magnet cần phải là thứ mà khách hàng tiềm năng thấy đủ giá trị để cung cấp cho bạn thông tin liên hệ của họ.

19. Conversion tracking là gì?

Conversion tracking chỉ quá trình giám sát và đo lường tỷ lệ chuyển đổi.

20. Conversion Rate là gì?

Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).

21. CPA – Cost Per Acquisition (Giá mỗi chuyển đổi)

Đây là số liệu được sử dụng để xác định chi phí bỏ ra để có được một khách hàng. Bạn có thể tính điều này bằng cách chia tổng chi phí của chiến dịch cho số lượng chuyển đổi. Số liệu này quan trọng vì nó thực sự cho bạn biết số tiền bạn đang chi tiêu cho mỗi chuyển đổi. Nếu chi phí này quá cao, bạn nên cân nhắc thực hiện lại chiến dịch tiếp thị của mình.

22. CPI – Cost Per Impression (Giá mỗi lần hiển thị)

CPI đo lường số lần quảng cáo của bạn xuất hiện trên một trang web cho dù người dùng có thực sự nhìn thấy hoặc tương tác với nó hay không. Điều này tương tự với thuật ngữ tiếp thị “phạm vi tiếp cận” nhưng phạm vi tiếp cận đo lường số người xem nội dung của bạn và số lần hiển thị đo lường số lần quảng cáo hoặc nội dung của bạn được hiển thị. Ấn tượng xây dựng sự công nhận thương hiệu trong khi phạm vi tiếp cận sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu của mình.

23. CPM – viết tắt của Cost Per Mille (Giá mỗi 1000 lần hiển thị)

CPM đo lường số lần quảng cáo của bạn xuất hiện trên các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook, Báo điện tử….Các nền tảng này cài đặt thuật toán, coi số lần hiển thị như lượt xem. Mỗi lần quảng cáo xuất hiện trên màn hình của người dùng sẽ được coi là một lượt xem.

24. CTA – Call To Action (Kêu gọi hành động)

Lời kêu gọi hành động thường là một nút được sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ nhấp vào, mua hàng, gửi email hoặc bất kỳ hành động nào khác mà bạn muốn họ thực hiện. Lời kêu gọi hành động có thể được sử dụng trong các quảng cáo trên mạng xã hội, chiến dịch email hoặc trên trang web của bạn. CTA của bạn phải lớn, đậm và có thể thu hút sự chú ý của khách hàng. Một CTA hiệu quả cũng phải ngắn gọn, thu hút và đi đúng trọng tâm. Khi ai đó truy cập trang web của bạn, họ sẽ ngay lập tức biết bạn muốn họ thực hiện hành động nào cho dù đó là mua sắm, nhập email của họ hay duyệt qua các sản phẩm mới nhất của bạn.

25. CTR là gì?

CTR – Click Through Rate là tỷ lệ click chuột, CTR được tính bằng tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Ads hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%. Mỗi nền tảng quảng cáo cáo cách tối ưu CTR khác nhau, CTR càng cao, chi phí bạn phải chi ra càng ít, và thường chứng tỏ trang đích bạn quảng cáo rất chất lượng.

26. Demographics:

Thuật ngữ chỉ các thông tin về nhân khẩu học của khách hàng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới tính, Nơi sinh sống, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập…

27. Direct traffic là gì?

Direct traffic là lưu lượng khách truy cập một trang web bằng cách gõ trực tiếp địa chỉ URL vào trình duyệt hoặc nhấp vào một đường liên kết đã đánh dấu (bookmarked link).

28. Domain là gì?

Domain hay còn gọi là tên miền, là định danh của website trên Internet, là địa chỉ web chính của trang của bạn. Ví dụ Mecom.vn là một domain tên miền. Tìm hiểu thêm về Cách chọn tên miền cho phát triển thương hiệu thành côngDomain thường đi với thuật ngữ Hosting.

29. Duplicate content là gì?

Duplicate content chỉ một URL của trang web chứa nội dung trùng lặp hay gần như trùng lặp với một website khác. Trùng lặp nội dung quá nhiều có thể gây bất lợi cho thứ hạng tìm kiếm

của một trang.

30. Engagement Rate (Tỷ lệ tương tác)

Blog, bài đăng trên Facebook, tweet và ảnh trên Instagram…đều có tỷ lệ tương tác. Đây là lượng người dùng tương tác với thương hiệu của bạn. Bạn đã nhận được bao nhiêu bình luận trên bài đăng đó? Bài viết đó đã nhận được bao nhiêu lượt chia sẻ? Thông thường, tỷ lệ tương tác của bạn càng cao thì nội dung của bạn càng tốt – điều này rất tốt cho SEO. Nếu các công cụ tìm kiếm thấy rằng người dùng đang tương tác với trang web và các kênh truyền thông xã hội của bạn, bạn sẽ được xem như một nguồn đáng chú ý trong ngành của bạn.

31. Entry page là gì?

Xem trang đích (landing page).

32. Exit page là gì?

Exit page là trang cuối cùng của website mà người dùng đã xem trong một lượt truy cập.

33. Forum seeding là gì?

Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.

34. Google Ads là gì?

Google Ads trước kia là Adwords – Google Adwords. Google AdWords đã đổi tên thành Google Ads vào ngày 24 tháng 7 năm 2018, Google ads là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Ads còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…

35. Google Shopping là gì?

Google shopping hay còn gọi là hình thức Quảng cáo mua sắm trên nền tảng của Google, là loại quảng cáo Google mang về hiệu quả rất cao. Định dạng hiển thị quảng cáo của Google shopping là điểm đáng chú ý khi chúng ta thảo luận về thuật ngữ này. Quảng cáo Google shopping hiển thị gồm: Ảnh đại diện, Tiêu đề, Giá. Do đó loại hình này nổi bật hơn so với các hình thức quảng cáo khác của Google. Điều kiện để các website chạy được Google shopping khá nhiều. Một trong những điều kiện đầu tiên là website của bạn phải đang bán “sản phẩm vật lý”.

36. GDN là gì?

GDN là viết tắt của Google Display Network, là mạng lưới các trang web liên kết với Google, cho phép các nhà quảng cáo thông qua Google để đặt quảng cáo banner về sản phẩm, dịch vụ của mình lên các website đó. Quảng cáo GDN là hình thức chạy các chiến dịch hiển thị các dạng quảng cáo của bạn trên các trang web hoặc nền tảng hợp tác với Google. GDN thường đi với loại hình Quảng cáo GDN, hay hình thức quảng cáo hiển thị banner, quảng cáo trên các trang thuộc sở hữu của Google (Youtube…), hoặc cá trang web liên kết với Google.

37. Hyperlink là gì?

Hyperlink là siêu liên kết, đồng nghĩa với từ link, là đường dẫn mà người dùng có thể click vào nó để đi đến trang khác, hoặc trong một phần của trang. Văn bản, nội dung mà bao gồm các siêu liên kết (hyperlink) được gọi là “anchor text”. Nhận dạng Hyperlink này cũng giống như Anchor text, thường có màu xanh đậm hơn chữ thường.

38. Inbound link là gì?

Inbound link là một liên kết từ một trang web khác đến trang web của bạn, hay còn gọi là Backlink. Nếu bạn có nhiều Inbound link thứ hạng website của bạn trên Google chắc chắn sẽ được

cải thiện.

39. Internal link là gì?

Internal link là một liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một trang web, ví dụ như từ trang chủ của bạn đến trang sản phẩm của bạn. Xây dựng hệ thống Internal link tốt sẽ giúp website cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

40. Impression là gì?

Impression là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được tính là 1 impression.

41. Index là gì?

Index là quá trình “lập chỉ mục” của một công cụ tìm kiếm khi tìm thấy nội dung website của bạn và sau đó lưu trữ và hiển thị nó trong kết quả tìm kiếm để trả về cho người dùng. Để kiểm tra xem website của bạn đã được index hay chưa, bạn chỉ cần vào Google và gõ vào tên miền của website mình, để xem bao nhiêu trang của website mình được index bạn gõ vào như sau: “site:mecom.vn”. Thay Mecom.vn bằng tên miền của bạn.

42. Keyword density là gì?

Keyword density là mật độ từ khóa, là thuật ngữ chỉ số lần từ khóa hay cụm từ xuất hiện trên một trang web chia cho tổng số từ trên một trang. Thường biểu diễn dưới dạng số phần trăm.

43. Keyword là gì?

Keywords là từ khóa, một từ hoặc cụm từ mà khi bạn có nhu cầu tìm kiếm một thứ gì đó, ví dụ tìm kiếm về “điện thoại iphone 12” trên công cụ tìm kiếm để tìm thông tin. Từ khóa trong SEO là từ hoặc cụm từ có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay lĩnh vực nào đó mà người dùng nhập vào các bộ máy tìm kiếm. Keywords là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong quảng cáo Google, SEO. Thực tế ảnh hưởng của Keywords lớn hơn rất nhiều.

44. KPI là gì?

KPI – Key Performance Indicator là chỉ số để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo hoặc một mục tiêu kinh doanh. Ví dụ KPI có thể gắn với cả công ty, đội nhóm hoặc mỗi cá nhân. Ví dụ đội nhóm của bạn đặt mục tiêu bán được 10 căn hộ chung cư trong 1 tháng thì KPI của nhóm bạn là 10.

45. Landingpage hoặc Landing page là gì?

Landing page hiểu đơn giản là một trang đích, và có thể được viết tắt là LDP vì vậy nếu chuẩn landing page có thể là mọi webpage có 1 url nhất định. Tuy nhiên thuật ngữ Landing page thường được sử dụng trong hoạt động quảng trực tuyến cáo hoặc SEO.  Landing page thường là một trang mô tả về phẩm hoặc dịch vụ nào đó, được đầu tư nhiều về giao diện, hình ảnh, nội dung… và tài chính để thu hút người dùng vào xem. Trang đích là tâm điểm của các nỗ lực tối ưu hóa, còn được gọi là trang đến (entry page).

46. Lead Generation/Lead Magnet/Lead Nurturing(Tạo khách hàng tiềm năng / Thu hút khách hàng tiềm năng / Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng)

Ba thuật ngữ tiếp thị này đi song hành với nhau. Tạo khách hàng tiềm năng chính xác là như thế nào – cách doanh nghiệp của bạn tạo ra khách hàng tiềm năng hoặc cách bạn thu hút sự chú ý của khách hàng. Thu hút khách hàng tìm năng bằng một món quà nhỏ, sách điện tử miễn phí, hướng dẫn, v.v. mà doanh nghiệp của bạn cung cấp cho khách hàng để đổi lấy email hoặc thông tin của họ. Một khi họ trở thành khách hàng tiềm năng, bạn sẽ cần phải nuôi dưỡng họ cho đến khi họ trở thành khách hàng. Thông thường, doanh nghiệp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng thông qua kênh bán hàng của họ. Việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng có thể bằng hình thức hoặc gửi Email, Remarketing trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc thực sự kêu gọi khách hàng tiềm năng của bạn theo dõi họ.

4.7 Link building là gì?

Link building là quá trình xây dựng liên kết (inbound link/backlink) nhiều hơn đến trang web của bạn để cải thiện bảng xếp hạng trong công cụ tìm kiếm. Link building là phần quan trọng nhất trong SEO Off-page

48. Lookalike Audiences (Đối tượng Lookalike)

Đối tượng lookalike được tạo bằng danh sách email. Đây là một cách để nhắm mục tiêu những người dùng tương tự như những người bạn đã có. Bạn có thể tải danh sách email của mình lên chiến dịch quảng cáo Facebook và nó sẽ nhận những email này và tìm những người dùng tương tự để nhắm mục tiêu. Bạn thậm chí có thể loại trừ các email mà bạn tải lên nếu bạn không muốn quảng cáo cho khách hàng hiện tại. Với đối tượng lookalike, bạn sẽ có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng mới tương tự như khách hàng hiện tại của mình.

49. Long-tail keyword là gì? (có thể hiểu nó giống như các từ khóa phụ)

Long-tail keyword là những từ khóa dài, mang tính chi tiết về 1 sản phẩm, dịch vụ hay một vấn đề nào đó. Những từ khóa dài sẽ tiếp cận chính xác với mục tiêu hơn, giảm thiểu độ cạnh tranh so với các từ khóa ngắn, chung chung. Ví dụ: từ khóa “tích phân” sẽ có tính cạnh tranh rất cao và không đúng mục tiêu của người cần tìm, nhưng với từ khóa dài “cách tính tích phân” người ta sẽ tìm đúng trang cần tìm hơn.

50. Meta Description là gì?

Meta Description là một mô tả ngắn gọn về một trang hay bài viết. Đó là nơi bạn đặt các nội dung liên quan và làm sao để thu hút người click vào website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Một đoạn mô tả tốt dài khoảng hai dòng (không quá 160 ký tự).

51. Meta Keywords là gì?

Meta Keywords là một yếu tố phổ biến và nổi tiếng nhất trong lịch sử của các công cụ tìm kiếm, nó được dùng để mô tả nội dung của một trang web. Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm nhanh chóng nhận ra rằng thẻ meta keywords này thường không chính xác hoặc gây hiểu lầm và thường xuyên dẫn đến các trang web rác. Đó là lý do tại sao thẻ meta keywords không còn được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao.

52. Meta title là gì?

Meta Title hay còn gọi là thẻ tiêu đề. Tiêu đề là dòng text hiển thị đầu tiên của trang web và được in đậm trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.

53. Meta tags là gì?

Meta Tags là một thuật ngữ toàn diện bao gồm các thẻ tiêu đề (Title), thẻ mô tả (Description) và thẻ từ khóa (Keyword). Ba thẻ này gộp lại với nhau gọi là các thẻ meta (meta tag). Các thẻ meta

cung cấp thông tin về một trang web, giúp công cụ tìm kiếm phân loại chúng một cách chính xác.

54. Organic Search Result là gì?

Organic Search Result là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Ngoài Organic Search Result trang kết quả tìm kiếm còn có Paid Search Result.

55. Pagerank là gì?

PageRank hay Ranking viết tắt là PR tạm dịch là thứ hạng trang. Là một hệ thống đánh giá các liên kết trang Web của Google và có giá trị từ 0-10. Trang của bạn càng nhận nhiều liên kết chất

lượng trỏ đến thì mức độ quan trọng trang của bạn càng tăng và có giá trị cao hơn.

56. Pageviews là gì?

Pageviews là số trang web được mở. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click, website của bạn càng có giá trị về nội dung cũng như khả năng chuyển đổi về tài chính. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.

57. Permalink là gì?

Permalink là một liên kết cố định chỉ URL của một bài viết cụ thể trên một website.

58. Post là gì?

Post đồng nghĩa với “article”. Về cơ bản, một post là một article trong một website.

59. Pop Up Ad là gì?

Pop Up Ad là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.

60. Pop Under Ad là gì?

Pop Under Ad là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại.

61. Remarketing (Tiếp thị lại)

Bạn vào shopee xem một món đồ nào đó như đôi giày chẳng hạn, sau đó bạn vào Facebook bạn thấy xuất hiện quảng cáo chính xác hoặc gần giống sản phẩm bạn vừa xem. Đây chính là hình thức marketing được gọi là Remarketing hoặc Quảng cáo bám đuổi, hoặc Tiếp thị lại. Tiếp thị lại là một chiến thuật được sử dụng để thu hút những khách hàng đã không mua hàng trở lại trang web của bạn.

Nếu doanh nghiệp của bạn bán nhiều sản phẩm, bạn có thể thiết lập quảng cáo băng chuyền hoặc có cách gọi khác là quay vòng để xuất hiện trên các trang web khác cũng như các kênh truyền thông xã hội. Những quảng cáo này bao gồm một số sản phẩm mà khách hàng của bạn đã xem. Vì họ đã xem những sản phẩm này nên có thể họ sẽ quan tâm đến chúng và có nhiều khả năng mua hơn nếu họ nhìn thấy sản phẩm lần nữa.

62. ROI là gì?

ROI – Return on Investment: Hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả

chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?

63. SEO là gì ?

SEO – Search Engine Optimization: Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm để tăng thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Hiện nay ở Việt Nam, Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất, nên khi đề cập đến SEO, thường được hiểu là SEO website lên TOP cao của Google.

64. SERP là gì?

SERP được viết tắt dựa trên cụm từ Search Engine Results Page, tạm dịch là những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing ..) trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn

tới các bộ máy tìm kiếm này.

65. Social Media Sharing là gì?

Social media sharing hay còn gọi là chia sẻ, truyền thông trên các mạng xã hội. Hãy cho mọi người cơ hội để chia sẻ nội dung của bạn cho bạn bè họ. Hiện nay các website như addthis.com

hỗ trợ các đoạn mã, plugin giúp bạn chèn vào website một cách dễ dàng.

66. Social Media / Social Marketing là gì?

Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing trên các các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing.

67. Social Networks là gì?

Social networks là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực. Một số mạng xã hội nổi tiếng thế giới theo các lĩnh vực lớn:

– Mạng xã hội video phổ biên: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Tiktok…

– Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh: Flickr, Picasa, Photobucket…

– Mạng xã hội kết bạn: Facebook, Twitter, Snapchat…

– Các diễn đàn/Forum: Tinhte.vn, Webtretho.com…

– Mạng hỏi đáp:  Quora.com

– Mạng xã hội về tuyển dụng: Linkedin.com..

– Mạng xã hội chia sẻ tài liệu: Slideshare.net

– Webtretho.com là mạng xã hội chia sẻ thông tin, kiến thức lĩnh vực mẹ và bé

– Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks

68. Spider là gì?

Spider là một chương trình của các công cụ tìm kiếm dùng để thu thập thông tin về các trang web. Spider hoạt động dựa trên các đường liên kết, nếu không có các đường liên kết spider sẽ

KHÔNG THỂ HOẠT ĐỘNG. Spider còn được gọi là Crawler, Robots…và thường được sử dụng trong hoạt động SEO website.

69. TAG là gì?

Thuật ngữ tag phổ biến được đề cập trên faecbook và trên các website.

– Trên Facebook thì tag là hành động gắn thẻ bạn bè, trang fanpage vào một bài viết, status của bạn, hay trong một chủ đề thảo luận.

– Tag trong digital marketing thường được gắn liền với “website”. Tag là những từ khóa bạn để “gom” các bài có cùng chủ điểm, chủ đề. Thêm tag vào bài viết giúp cho bạn đọc dễ dàng tìm được bài viết cần tìm thông qua từ khóa chính. Điều đó mang lại sự tương tác cao giữa thông tin và người đọc và giúp họ có thể chọn lựa thông tin trước khi đọc. Hơn thế nữa, tag giúp diễn đàn, blog, website có hạng cao trên google thông qua những từ khóa nhất định.

Ví dụ về thuật ngữ tag
Ví dụ về thuật ngữ tag như trong hình trên. “Ai ở đâu ở yên đó” là 1 tag tập các bài viết có nội dung mà đề cập đến sự kiện nhà nước yêu cầu người dân các tỉnh/thành phải giãn cách theo chỉ thị 16 của chính phủ về chống Covid. https://vnexpress.net/tag/ai-o-dau-o-yen-do-1446707

70. Thank You Page (Trang cảm ơn)

Trang cảm ơn là trang thường được sử dụng nhiều trong website Thương mại điện tử hoặc các website về đào tạo. Mục đích sử dụng trang Thank you page ngoài việc để cám ơn Khách hàng đã đặt hàng sản phẩm của bạn thì Thank you page có mục đích quan trọng để Tracking chuyển đổi cho bạn biết khách hàng của bạn đến từ đâu.

Trang này có thể được thêm vào sau khi mọi người mua hàng trên trang web của bạn nhưng nếu bạn không phải là doanh nghiệp thương mại điện tử, bạn có thể thêm trang cảm ơn vào biểu mẫu liên hệ của mình.

71. Title là gì?

Title là tiêu đề của bài viết hoặc sản phẩm. Title có ý nghĩa tương tự với Article

72. Tối ưu hóa Off-Page

Tối ưu hóa Offpage là mọi thứ bạn có thể làm để cải thiện thứ hạng tìm kiếm không phải trả tiền mà không liên quan đến trang web thực của bạn. Điều này bao gồm bất kỳ điều gì bạn có thể làm để tạo các backlink chất lượng cao và thúc đẩy sự xuất hiện của bạn hơn nữa.

73. Traffic là gì?

Traffic là lượng truy cập trên một đơn vị thời gian (ví dụ ngày, tháng, năm) vào trang web của bạn từ nhiều nguồn. Ví dụ 1 ngày website của bạn thu hút được 1,000 người vào thì trafffic của bạn là 1,000

74. Traffic rank là gì?

Traffic Rank hay Traffic Ranking tạm dịch là một chỉ số đánh giá thứ hạng của trang Web của bạn dựa trên lưu lượng, số lượng người ghé thăm trang Web… so với tất cả các trang web khác trên internet.

75. URL là gì?

URL là viết tắt của Uniform Resource Locator được dùng để tham chiếu tới tài nguyên trên Internet, cụ thể là dùng để định nghĩa 1 website, hoặc các thành phần trong website. Vd: www.mecom.vn là 1 url; https://mecomdo.com/thuat-ngu-thuong-dung-trong-digital-marketing-seo/ cũng là 1 URL để nói về nội dung bài bạn đang đọc này.

76. Unique Visitor là gì?

Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian. Thông thường đơn vị đo là 1 tháng

77. Visit là gì?

Visit là số lượt ghé thăm website tính trên khoảng thời gian 30 phút. Ví dụ lúc 9h bạn vào website, trong khoảng thời gian từ 9h – 9h29 chẳng hạn, bạn có việc gì đó phải ra ngoài hoặc tắt phiên truy cập vào website, sau đó 9h31 bạn truy cập lại thì được tính là 2 lượt visits. Visit có ý nghĩa tương tự với session.

78. Visitor là gì?

Visitor là số người ghé thăm website. Thường thuật ngữ Visitor có ý nghĩa như Unique Visitor.

Việt Nguyễn Văn
Tôi là Nguyễn Văn Việt, tôi có 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Xây dựng phát triển WebsiteDigital Marketing. Tôi đúc kết được những kiến thức mà tôi cho là hữu ích từ việc đã áp dụng và mang lại một số thành quả. Và nay tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của tôi đến cộng đồng. Ba nội dung chủ đạo tôi chia sẻ: - Digital marketing - Công nghệ nói chung và Website nói riêng - Thương hiệu